The Viet Kieu Experience

by Minh T. Nguyen

The following is an essay on my personal experience returning to Vietnam twenty years after I left my home country at the age of two. It describes what I have experienced during my three weeks trip and, more importantly, how I feel returning to the place of my origin that I have never known. Please note that this essay is purely based on my personal experience that is determined by the history of my family and by the Western influence on my life while growing up as a Vietnamese in West Germany and the United States. This means that this essay will neither serve as a tour guide that other returning immigrants can utilize nor will it serve as an introduction to the country of Vietnam. It rather gives you a small glimpse on the experience and its implying emotional change of just one returning immigrant--namely mine.

My parents, my sister and I escaped out of Vietnam as boat people some five years after the end of the war. I was only two at that time and certainly cannot remember anything of my own home country. Having lived virtually all my life under western influence in Germany, I had never been attracted to my Vietnamese identity. Only with my move to Southern California, and its resulting immersion into an Asian-American society with lots of Vietnamese friends, did I develop an intensifying interest in my own home country and an enthusiasm and proudness of being Vietnamese.

With my sudden interest in Vietnam, my parents have finally decided for my sister and me to return to Vietnam some twenty years after our initial escape. This past trip has been my most anticipated journey, for I had hoped to find home, closeness, and cultural enrichment in my own country. I had hoped to be able to relate to my own people and to feel somewhat home. However, I have experienced a trip that has touched me in a bi-directional way. On the one hand, I do feel home. I do feel comfortable as I walk along in the crowd and loud streets of Saigon. I do feel home when I get to know friends and far-away relatives of my parents. I do feel home with every Vietnamese meal that I eat each day.

Yet, being constantly--and often instantly--recognized as a returning immigrant to Vietnam is something one has to get used to. With its resulting change in attitude towards you as tourist, I have learned to hate to be a Viet Kieu, as returning Vietnamese-born immigrants are called. I have learned to be helplessly recognized as a foreigner and being treated as such. For that reason, I also felt like a stranger in a strange world. I felt like a foreigner in some tourist-hyped country where people only see profit in you and refuse to accept you as one of them. I was being stared and looked at. Ironically, I find this more disturbing than the looks that I received as a foreigner when I entered high-class restaurants in Germany.

I feel as if they look down on me, as if I have left the country for the wrong reasons. Whether it was my choice to leave Vietnam and grow up in the western world, or whether this choice is morally justified or not might be irrelevant to them. I am simply not one of them. It seems like I have betrayed Vietnam, because I might have lost my Vietnamese identity with my initial escape. I, therefore, often surprise people when I start to speak Vietnamese as they usually do not expect this from a Viet Kieu anymore. However, my Vietnamese is not good at all: it is about enough to communicate with each other without losing patience on either side. So the language barrier can be very profound.

I have learned to hate to be a Viet Kieu while shopping in Saigon's many markets. In Vietnam, shop owners tend to be more aggressive in their selling style than I was accustomed to in the States. People confront you the moment you just walk by a booth. This makes communication inevitable and, unfortunately, automatically reveals my foreign identity. As a result, people excessively attempt to sell me anything they can regardless of its value for me or try to charge me more for goods than they are usually sold at. They think that the Viet Kieu has a seemingly unlimited budget due to the strong immense sum that US dollars gather in VN currency.

Once people find out that I am a Viet Kieu, they expect that I would easily spend large amounts of money without thinking. Of course, buying a pair of good shoes for the equivalent of $10 is very little to my simple standards, but conceptually it upsets me that people are constantly trying to overcharge me for goods. I was very careful during my first days in Vietnam not to buy anything before I had consulted my aunts on whether or not a quoted price was reasonable for Vietnamese standards. Naturally, one can get used to price ranges of common goods after a while, but being overcharged at the beginning of my trip was not a rare incident.

On top of that, every now and then I find it outraging when the Vietnamese government implements Viet Kieu discriminating policies: the train trip from Saigon to Nha Trang costs 66% more for a Viet Kieu and the hydrofoil trip from Vung Tau to Saigon is almost twice as expensive as for citizens. This policy is implemented in a highly visible fashion at the train station: there are two separate lines at the counter, one for citizens and one for the Viet Kieu. The fact that this parallels Jim Crowe and demotes tourism probably has not come to the government officials' minds. At the same time, because people think that Viet Kieu have an unlimited amount of money to use, we are expected to constantly give away money to people. Each time we visit relatives and friends, we are expected to give them money, even though we might not necessarily relate to them or even though my parents' relationship to them have not been fruitful while they were still living there. If a Viet Kieu does not give a related family money, it looks bad on the Viet Kieu, or so I have been told. If my grandmother did not point that out when I visited far-away relatives on the countryside, I probably would not have done so. My sister and I ended up giving people money we personally do not know. I am sure that my parents do not know them either.

Although the wages that I earn in the United States converts to a huge sum in Vietnam, I also have to make it clear to Vietnamese people that everything is also more expensive here. The fact that my hourly wage can keep several Vietnamese people alive for several weeks does not make me a rich person. I still have to depend heavily on financial aid and loans. Just because I am all of a sudden a "rich millionaire", I will not stop to think while spending money. I will not stop bargaining for a cheaper price at Vietnamese markets for goods as it is accustomed there. Yet, when I do so, people talk bad behind my back expressing their fury over why a Viet Kieu needs to bargain in the first place. It is the concept of the rich Viet Kieu who does not think while spending money that has disturbed me enormously.

With all these negative aspects of being Viet Kieu, I have learned to hate to be one or to be recognized as such. The term Viet Kieu has become such a derogatory term to describe people like me.

However, describing my trip to Vietnam with so many negative aspects would be wrong. One gets used to this sense of isolation, but Vietnam has given me something else instead--a tremendous advancement in understanding of the history of my family and my own identity. Within a few weeks, I have had such an enriching experience getting to know my two aunts and grandmother that I have never met, as well as learning about my parents' and grandparents' identity and history. It is not the case that I have not known my parents' or grandparents' history up until now, but hearing the detailed, true, individual stories about them told by my grandmother or by old friends living in the neighborhood is such an adventure into my ancestors' world, and, thus, my own origin. That is the reason why my trip to Vietnam was so worthy.

I value those hours spent with my recently acquainted grandmother in the hot and sunny Vietnam afternoon continuously telling each other stories about our family while everyone else is taking their famous Vietnam afternoon nap.

As she tells me about how my parents got to know each other, how my grandfather met my grandmother, how my immediate family escaped from the communist Vietnam as boat people, how my grandma received the telegram from Singapore stating that we were alive after several weeks of sea travel, how my well-beloved uncle died at an early age, or how my grandmother's death sent my grandfather and my mom into grief and despair for the longest time, I was able to put together small little puzzle pieces that my parents gave me over the years into one big picture. The clouds that have long covered the faces and identities of my relatives slowly disappeared, and I started to discover the relationships among them and how they relate to me. It feels as if the house I have lived in all of a sudden has a foundation that it is built on, and I wonder how I could have ever lived in this house without noticing this foundation before.

These stories, however, were not the only "enlightening" factors. I went over very old photo albums getting to know the faces of my relatives, I went over the various, almost destroyed historical documents such as marriage and birth certificates or touching letters sent home from Germany describing how fortunate we are to find another home there. This was accompanied with the unique experience of actually meeting my parents' friends and relatives, as my sister and I traversed down a list of people my parents asked us to visit. It is an enriching experience visiting them as each person added their personal anecdotes that gave the big picture a frame. It is sometimes funny to think of them as my parents' friends. Putting myself into their perspectives, it is like getting to know my current college friends' future children.

How about this: every now and then, we were being visited by old people who entered our front door with a smile and asked, "I have heard that Tin and Nhan's two little children are returning to Vietnam. I would like to see them" or as I walk in the small, but lively alleys of our neighborhood, I hear people asking, "Is this Tin's son? He looks like him, doesn't he?" With this constant recognition, I encountered the prestige my parents held in this community. The fact that they were well known, loved and missed in this neighborhood moves me enormously. People repeating how much they loved them made me, ironic as it sounds, so proud of them, and the respect I have gained is irreversible.

As a result, I realized how much my parents have sacrificed in order to give their children a hopeful future. I have come to realize how tragic my parents' lives were under the influence of the war, poverty and communism and how they virtually sacrificed almost everything they have for the survival and the well-being of two lives--namely my sister's and mine. When I walked in the crowd streets of Saigon, I was constantly being approached by children of all ages desperately trying to sell cigarettes, lottery tickets or chewing gums. I know that I could have easily ended up as one of them. I could have been in the very same situation lacking the lively childhood, proper meals, and decent education that I enjoy so much in the United States. Vietnam has not much offered me the touristic joy of exploring my travel across the country, but it has given me the joy of exploration of my own past as well as gaining respect and admiration for my parents. This only has made my three weeks trip worthwhile, and I have promised myself to take my future children to Vietnam as well when I know that they can comprehend and appreciate their journey as much as I did.

Vietnam is a country and a culture that I cannot necessarily easily relate to, but it still is and always will be the country of my origin. When people ask me where I am from, I will tell them that I am from Vietnam, and I will do so for the rest of my life. I will teach my children, despite the fact that they might grow up as Asian Americans that their home is Vietnam and I will do so with my children's children. I ask myself often whether I would be able to live in Vietnam for good when communism ceases to exists there, and I am afraid that the answer would be 'No.' I am too much accustomed to western luxury, technology, and mentality. But if I am unable to picture myself living in Vietnam, how can I ever picture my children there?

We as first generation immigrants are imprisoned to live a life like this due to a war that should never has happened, but we will strive to preserve our culture and heritage, although it turns out to be a very difficult task. Nevertheless, as long as I continue to be proud to be Vietnamese, as long as I have my big framed portrait of Vietnam hanging on my four mental walls, I consider this internal cultural struggle to be victorious.

- Minh T. Nguyen
January 2000



Kinh Nghiệm Việt Kiều

Bài sau đây được viết dựa trên những kinh nghiệm cá nhân khi tôi trở về thăm lại Việt Nam hai mươi năm sau ngày tôi rời quê hương vào lúc hai tuổi. Nó mô tả lại tất cả những điều mà tôi đã thâu thập được trong ba tuần lễ của chuyến đi này, quan trọng hơn nữa là những cảm nhận của tôi khi trở về thăm nguồn gốc của chính mình, mà tôi chưa hề được biết đến. Xin hãy coi bài này chỉ là một kinh nghiệm cá nhân được viết ra từ bối cảnh của gia đình và bởi các ảnh hưởng phương Tây vào đời sống của tôi, một người Việt Nam sống và lớn lên tại Đức và Mỹ. Bài này cũng không có mục đích hướng dẫn du lịch cho những người di dân, lại càng không có mục tiêu giới thiệu đất nước Việt Nam. Đúng hơn, nó chỉ cho bạn một thoáng nhìn về một số kinh nghiệm và sự thay đổi tình cãm của một người di dân trở về thăm lại quê hương như tôi.

Cha mẹ tôi, chị tôi và tôi là những thuyền nhân trốn thoát khỏi Việt Nam vào khoảng 5 năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Lúc đó tôi mới chỉ lên 2 và chắc chắn không thể nào nhớ được những gì về quê hương. Hầu như sống suốt đời dưới ảnh hưởng Âu Tây ở Đức, tôi đã chưa bao giờ chú ý tới cái nguồn gốc Việt Nam của tôi. Chỉ đến khi tôi qua sống tại Nam California, trong cộng đồng những người Mỹ gốc Á, với một số đông các bạn bè Việt Nam, tôi mới bắt đầu quan tâm hơn về quê hương của tôi, với một lòng yêu mến và hãnh diện mình là một người Việt Nam.

Vì sự bỗng nhiên quan tâm tới Việt Nam này của tôi, cha mẹ tôi đã quyết định cho chị tôi và tôi trở về thăm lại Việt Nam sau cuộc trốn chạy gần 20 năm trước đây. Cuộc du hành vừa qua đã hoàn toàn đáp ứng được lòng trông đợi của tôi, bởi vì tôi đã mong ước là sẽ tìm thấy được tình quê hương, sự thân thiết và sự thấu hiểu văn hóa trên quê hương tôi. Tôi đã mong là tôi có thể nối được sự liên hệ với đồng bào tôi và cảm thấy được một chút gì đó là quê hương. Tuy nhiên, chuyến đi đã tác động nơi tôi với hai chiều hướng trái nghịch nhau. Ở một phương diện, tôi đã cảm nhận thật sự như ở nhà.Tôi cảm thấy thoải mái đi trên những đường phố ồn ào, đông đúc tại Sài Gòn. Tôi dễ dàng thân quen với bạn bè và họ hàng của cha mẹ tôi. Tôi ăn ngon lành bất cứ bữa cơm Việt Nam nào mà tôi có được.

Tuy nhiên, người ta phải cố làm quen với tình huống thường xuyên bị nhận diện là một di dân mới trở về quê hương. Kết quả là bạn sẽ bị coi như là một du khách, bạn bị đối xử khác đi. Tôi bắt đầu thấy ghét phải làm một Việt Kiều, một từ để gọi những người Việt ở ngoại quốc về . Tôi đã từng bị coi là một du khách và bị đối xử như vậy. Đây là lý do mà tôi cảm thấy như một người lạ trong một thế giới xa lạ. Tôi cãm thấy mình như một người lạ đến các xứ sống bằng ngành du lịch, nơi mà người ta chỉ nhìn một cách trục lợi nơi anh và từ chối chấp nhận anh như là một người của họ. Tôi thường bị nhìn soi mói và chăm chú. Mỉa mai thay, tôi nhận thấy những ánh nhìn này còn làm tôi khó chịu hơn là khi tôi, một người ngoại quốc, bước vào một nhà hàng sang trọng nào đó ở bên Đức.

Tôi cảm thấy họ coi thường tôi, như thể tôi đã rời đất nước này ra đi vì những lý do sai lầm nào đó. Cho dù sự rời bỏ Việt Nam ra đi sống bên phương trời Tây có là sự lựa chọn của chính tôi hay không, cho dù sự lựa chọn này có bị lên án hay không, đối với họ đều như nhau. Tôi chỉ đơn giản là một người không thuộc về họ. Hình như thể là tôi đã phản bội Việt Nam, tôi đã bị tước đi mất cái bản thể Việt do cuộc trốn thoát ngày trước. Và do đó tôi thường làm ngạc nhiên mọi người mỗi khi tôi mở miệng nói tiếng Việt, vì đó là điều mà người ta thường không chờ đợi ở một Việt kiều trẻ như tôi. Tuy nhiên tiếng Việt của tôi không đủ giỏi, nó chỉ đủ dùng để thông hiểu nhau mà không làm mất kiên nhẫn của đôi bên mà thôi. Cho nên bức tường ngôn ngữ lại càng bị đào sâu thêm nữa.

Tôi đã bắt đầu chán ghét làm một Việt Kiều khi đi mua sắm ở các chợ tại Saìgòn. Ở VN, các ông bà chủ tiệm thường rất quá khích trong cách bán hàng của họ, so với cái cách mà tôi vẫn quen thuộc ở Mỹ. Họ chận đầu bạn ngay khi bạn vừa đi qua cửa hàng của họ. Điều này dẫn đến sự đối thoại không thể tránh được. Và rủi thay, nó tiết lộ ngay cái nguồn gốc ở ngoại quốc về của tôi. Kết quả là họ càng bạo tợn hơn, cố gạ bán cho tôi mọi thứ, chẳng cần biết tôi có cần hay không, hoặc họ cố bán thách hơn cái giá mà họ thường bán. Họ nghĩ rằng Việt Kiều có một ngân quỹ vô hạn, nhờ ở hối xuất mạnh mẽ khi đổi từ tiền đô sang tiền Việt.

Khi người ta nhận ra tôi là Việt Kiều, họ chờ đợi tôi sẽ dễ dàng chi tiêu những món tiền lớn mà không cần phải suy nghĩ. Dĩ nhiên khi mua một đôi giầy tốt với giá 10 đô la vẫn còn là ít so với tiêu chuẩn đơn giản của tôi, nhưng sự kiện này vẫn làm tôi bực mình khi nhận thấy là họ thường xuyên cố bán cho tôi bằng cái giá cắt cổ. Tôi đã rất cẩn thận trong những ngày đầu tiên ở Việt Nam, không bao giờ mua một món đồ gì, mà trước đó không hỏi bà dì của tôi xem giá cả có hợp lý đối với người dân ở Việt Nam hay không. Dĩ nhiên là bạn có thể sẽ quen dần với gíá cả hàng hóa sau một thời gian, nhưng bị mua mắc trong những ngày đầu của chuyến đi không phải là chuyện hiếm hoi.

Và trên hết, tôi thấy sự kiện còn lộ liễu hơn khi chính quyền Việt Nam thực hiện một chính sách đối xử phân biệt đối với Việt Kiều ở một số nơi như: một chuyến xe lửa từ Sài Gòn ra Nha Trang trị giá 66% nhiều hơn cho một Việt Kiều, một chuyến tàu chạy nhanh trên sông biển từ Vũng Tàu về Saigon giá gần gấp đôi so với người dân trong nước. Chính sách như vậy được nhìn thấy rõ ràng hơn như là tại ga xe lửa, ở đó có hai lối dẫn vào quầy trả tiền, một cho dân chúng và một cho Việt Kiều. Cái sự kiện này giống như sự việc Jim Crowe phân biệt mầu da ở đây ngày trước, chính điều này đã góp phần làm xuống dốc ngành du lịch mà có thể các viên chức chánh phủ đã không nghĩ ra.

Đồng thời, khi mà mọi người đều nghĩ là Việt Kiều có một số tiền vô giới hạn để xài, chúng tôi luôn được chờ đợi là có thể cho tiền mọi người. Mỗi lần chúng tôi đi thăm viếng ai, chúng tôi đều được mong tặng tiền cho họ, mặc dù chưa chắc tôi có họ hàng với họ hay mối giao hảo của cha mẹ tôi khi còn ở Việt Nam chưa chắc đã phong phú gì. Khi một Việt Kiều thăm ai mà không có quà biếu, họ sẽ bị cho là không tốt, tôi đã được kể lại như vậy. Nếu bà ngoại trẻ của tôi mà không nhấn mạnh vào điểm này, khi chúng tôi đi thăm thân nhân xa ở miền quê, có lẽ chúng tôi đã không cho tiền như đã làm. Sau cùng, chị tôi và tôi đã chấm dứt việc tặng tiền cho những người mà chúng tôi không rõ, hoặc ngay cả cha mẹ chúng tôi chắc cũng không biết họ là ai.

Mặc dù đồng lương kiếm thêm của tôi ở Mỹ đổi thành một số tiền khổng lồ ở Việt Nam, nhưng tôi cần phải giải thích thêm là ở Mỹ mọi sự chi tiêu đều mắc mỏ hơn nhiều. Sự kiện lương giờ của tôi có thể giữ cho ít người Việt Nam sống trong ít tuần lễ không làm tôi trở thành một người giầu có, vì tôi vẫn còn tùy thuộc vào trợ cấp tài chánh và nợ nần cho việc học. Cho dù bỗng nhiên được trở thành một ông triệu phú, tôi vẫn sẽ không ngừng đắn đo suy tính khi chi xài, tôi cũng sẽ không ngừng việc thương lượng để được giá rẻ tại các khu chợ, như việc đã quen thuộc nơi đây. Nhưng nếu tôi cứ làm như thế, mọi người sẽ nói xấu sau lưng chúng tôi để diễn tả sự bực dọc của họ, là tại sao các Việt Kiều cứ phải mà cả, thương lượng như là việc hàng đầu của họ. Cái lối suy nghĩ hễ là Việt Kiều thì không cần đắn đo khi tiêu xài đã làm tôi vô cùng chán ngán.

Với những khía cạnh không mấy tốt đẹp về Việt Kiều như trên, tôi đã thấy chán ghét làm một Viều Kiều hay bị đối xử như thế. Danh từ Việt Kiều đã trở thành một danh từ xúc phạm, để diễn tả một người như tôi.

Tuy nhiên diễn tả cuộc du hành về Việt Nam với những điều không lấy gì làm tốt đẹp như vậy có thể là sai. Dần dà rồi người ta cũng quen với sự bị đối xử cách biệt này, thay vào đó Việt Nam đã cho tôi một cái gì khác gíá trị hơn - Một bước tiến vĩ đại trong sự tìm hiểu về nguồn gốc lịch sử gia đình và của chính mình. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, tôi đã có cơ hội tìm hiểu nhiều về hai bà dì và bà ngoại trẻ của tôi, là những người mà trước đây tôi chưa hề biết, cũng như tim hiểu về lai lịch nguồn gốc của cha mẹ, ông bà tôi cùng các câu chuyện về cuộc đời các người. Đây không phải là các câu chuyện mà tôi chưa được biết cho tới nay, nhưng nghe thêm những chi tiết sống động, trung thực về cá nhân các người qua lời kể của chinh bà ngoại trẻ, hay bởi những người bạn cũ trong lối xóm, thì đó cũng giống như một cuộc phiêu lưu đi vào thế giới của tổ tiên và đồng thời cũng là sự trở về nguồn cội của tôi. Đó là lý do tại sao chuyến đi của tôi đáng gíá đến như vậy.

Tôi đã rất trân quý những giờ nói chuyện liên tục với bà ngoại trẻ mới quen biết của tôi, trong những buổi trưa nắng và nóng nực, khi mọi người khác đang làm một giấc ngủ trưa ngắn quen thuộc nơi đây.

Khi bà ngoại tôi kể do đâu cha mẹ tôi đã quen nhau, vì sao ông ngoại gặp bà ngoại trẻ, gia đình nho nhò của tôi đã đi vượt biển chạy trốn Cộng Sản ra sao, bà nội đã sung sướng đến như thế nào, khi nhận được điện tín từ Singapore đánh về cho biết chúng tôi đã sống sót sau nhiều tuần lễ trên biển cả, tại sao người cậu quí mến của chúng tôi phải chết khi tuổi còn trẻ như thế, và sự ra đi của bà ngoại lớn đã đẩy ông ngoại và mẹ tôi vào sự đau khổ và vô vọng trong một thời gian dài như thế nào....Tôi đã có thể chắp nối những hình ảnh nho nhỏ mà bố mẹ tôi đã kể cho tôi nghe trong những năm tháng qua, thành một bức hình to lớn hơn. Đám mây mù từ lâu bao phủ các khuôn mặt, hình dáng của thân nhân tôi đã từ từ biến đi, tôi bắt đầu khám phá ra các sự liên hệ giữa họ với nhau và liên hệ đến tôi như thế nào. Tôi có cảm giác như thể là từ bấy lâu nay tôi sống trong một căn nhà có một nền tảng thật vững chắc, và tôi ngạc nhiên là tôi đã có thể từng sống ở trên ấy, mà không hề để ý gì đến cái nền tảng này trước đó cả.

Tuy nhiên những câu chuyện kể không phải là yếu tố duy nhất làm sáng tỏ cội nguồn tôi. Tôi đã đi từ những cuốn hình cũ kỹ để nhận diện khuôn mặt thân nhân, tôi đã lật các tài liệu, hình ảnh cũ đã bị phá hủy gần rách nát như tờ hôn thú, khai sanh... hay đọc những lá thư được gởi về nhà từ nước Đức, mô tả sự may mắn của chúng tôi khi tìm được quê hương mới nơi đó. Song song vào đấy, nhờ sự gặp gỡ các bạn bè và thân nhân của cha mẹ tôi, từ một danh sách do cha mẹ tôi liệt kê để đi thăm, đã làm các kinh nghiệm thâu thập càng thêm phong phú, khi mỗi người thêm vào một chút giai thoại đã tạo nên một cái khung cho một bức tranh lớn. Đôi khi nghĩ cũng thật tức cười khi nghĩ họ ngày xưa là bè bạn của cha mẹ tôi. Rồi tôi tự đặt mình vào trong hoàn cảnh của họ, tưỡng tượng như tôi đang đi tìm hiểu về những đứa con tương lai của mấy tên bạn trong trường của tôi hiện thời.

Chẳng hạn như việc này đây, thỉnh thoảng có vài cụ già vừa đi tới trước cửa vừa cười vừa nói: -Này bà, tôi vừa nghe nói hai xấp nhỏ của Nhàn & Tín mới về thăm nhà, cho tôi gặp mặt tụi nó chút được không? hay khi tôi đi dạo trong những ngõ hẹp nhỏ và sống động trong xóm, tôi đã nghe có người hỏi nhau: -Này, hình như là con trai Tín đó phải không? sao nó giống ông già nó quá há? Và tôi nhận thức được rằng, cha mẹ tôi được nhiều người trong xóm này biết đến. Sự việc mà cha mẹ tôi được nhiều người quen biết, yêu thương và cả nhung nhớ trong cái láng giềng này đã làm tôi xúc động khôn cùng. Người trong xóm đã nhắc đi nhắc lại là họ yêu mến cha mẹ chúng tôi ra sao, đã làm cho tôi rất lấy làm hãnh diện về cha mẹ tôi và sự kính nể mà tôi gặt hái được này sẽ không thể nào xuy xuyển được.

Và từ đó đưa đến một kết luận, tôi đã nhận thức được là cha mẹ tôi đã hy sinh như thế nào, để mang đến cho những đùa con của các người một tương lai đầy hứa hẹn. Tôi đã nhận ra là đời sống cha mẹ tôi sẽ bi thảm ra sao, nếu các người vẫn còn sống dưới ảnh hưởng của chiến tranh, bạo lực và cộng sản chù nghĩa, cha mẹ tôi hầu như đã hy sinh tất cả mọi điều, để chỉ mong cho sự sống còn và những điều tốt đẹp cho hai đời sống- đó là chị tôi và tôi. Khi tôi bước trên những đường phố đông đúc ở Saigon, tôi thường bị vây quanh bởi những trẻ em đủ mọi lứa tuổi đến gạ bán cho tôi một cách tuyệt vọng thuốc lá, vé số lotto hay kẹo cao su. Tôi biết rằng đời tôi cũng có thể dễ dàng trôi nổi như là đời một em nhỏ trong đám. Tôi cũng có thể sẽ ở vào một tình cảnh y hệt như vậy, nghĩa là thiếu thốn một đời sống hồn nhiên của tuổi thơ, những bữa ăn đầy đủ, và một nền giáo huấn đúng nghĩa mà tôi đang hưởng thụ quá nhiều trên đất Mỹ. Việt Nam đã không mang đến cho tôi những thú vui của một cuộc thám hiểm du lịch xuyên qua chuyến đi của tôi trong xứ, nhưng nó đã cho tôi một cuộc thám hiểm đi vào quá khứ của chính tôi, để gặt hái được sự kính trọng và lòng ngưỡng mộ đối với cha mẹ tôi. Chỉ nội điều này thôi cũng đủ làm cho chuyến đi ba tuần lễ của tôi đầy giá trị, và tôi tự hứa là cũng sẽ dẫn những đứa con tương lai của tôi về thăm Việt Nam, ngay khi tôi biết rằng chúng có thể lĩnh hội và đánh giá cao cuộc hành trình của chúng ít nhiều như tôi đã có.

Việt Nam là một quốc gia với nền văn hóa mà tôi cũng không dễ dàng gì hội nhập, nhưng nó vẫn là và mãi mãi là quê hương nguồn gốc của tôi. Nếu có ai hỏi tôi là tôi từ đâu đến, tôi sẽ nói với họ là tôi đến từ nước Việt và tôi sẽ làm như thế cho đến suốt đường đời còn lại của tôi. Tôi cũng sẽ dậy bảo những đứa con tôi, mặc dầu chúng lớn lên trong xã hội này như những người Mỹ gốc Á, là quê hương của chúng là nước Việt và tôi sẽ làm điều này với cả mấy đứa con của con tôi nữa. Tôi vẫn thường tự hỏi tôi có thể sống được ở Việt Nam hay không, khi mà chủ nghĩa cộng sản ngừng ngự trị nơi đây, và tôi sợ rằng câu trả lời sẽ là - không -, vì tôi đã quá quen thuộc với đời sống hào nhoáng, kỹ thuật và tâm tính Tây phương. Nhưng nếu tôi không thể hình dung ra được đời sống của chính tôi ở Việt Nam, làm sao tôi có thể tưởng tượng ra được những đứa con của tôi sống ở đó?

Chúng tôi là thế hệ di dân đầu tiên, được mang đi sống một đời sống như hiện nay là do một cuộc chiến tranh đáng lẽ không bao giờ nên xẩy ra, chúng tôi sẽ cố bảo quản, gìn giữ cái gia tài văn hóa để lại cho chúng tôi, mặc dầu điều này cũng là một vấn đề rất khó khăn. Tuy nhiên cho tới khi nào tôi vẫn còn tiếp tục hãnh diện là người Việt, cho tới khi nào tôi vẫn còn một khung hình lớn của Việt Nam được treo trong bốn bức tường tâm khảm của tôi, tôi coi đây như là một cuộc chiến đấu nội tâm về văn hóa cần phải được chiến thắng.

Nguyễn Trí Minh
01/2000